Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khăc Chăm Đà Nẵng

Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khăc Chăm Đà Nẵng

Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khăc Chăm Đà Nẵng

Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khăc Chăm Đà Nẵng

Tọa lạc tại số 2, đường 2/9, thành phố Đà Nẵng - là nơi giao thoa của 2 tuyến phố đẹp nhất nhì Đà Nẵng là Bạch Đằng và 2/9.

Thời gian mở cửa: 09:00 - 17:00

Giá vé: 50.000 đồng/khách

Bảo Tàn Điêu Khắc Chăm - Đà Nẵng
Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm - Đà Nẵng

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm nằm bên bờ sông Hàn thơ mộng, phía dưới chân Cầu Rồng. Nơi đây được xây dựng từ thời Pháp thuộc 1915 bởi những người Pháp yêu Khảo Cổ và chính thức khánh thành vào 1919. Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm được đánh giá là bảo tàng có quy mô nhất ở Việt Nam, lưu giữ một quá khứ vàng son của Văn hóa Sa Huỳnh và trưng bày những hiện vật mang giá trị lịch sử mà người Chăm Pa đã để lại.

Tác Phẩm Điêu Khắc Của Người Chăm Pa - Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Tác Phẩm Điêu Khắc Của Người Chăm Pa - Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm được mô phỏng theo lối kiến trúc tháp cô Chăm Pa, trong khuôn viên của bảo tàng có rất nhiều cây sứ đại thụ. Bảo tàng đã đi qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, để có được diện mạo uy nghiêm và đồ sộ như bây giờ thì bảo tàng đã trải qua biết bao nhiêu lần tu sửa. Đây chính là giá trị lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy ở các tháp và thành lũy Chăm ở khu vực Nam Trung Bộ và các vùng Tây Nguyên.

Hiện Vật Được Trung Bày Trong Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Hiện Vật Được Trung Bày Trong Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

PHÒNG TRÀ KIỆU: 

Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam - là kinh đô của vương quốc Chăm Pa thời sơ kỳ. Theo sử liệu ghi lại đây là kinh đô đầu tiên và cổ nhất của Chăm Pa. Phòng Trà Kiệu là một phòng trưng bày được mô phỏng từ kinh đô cổ Trà Kiệu, trưng bày 43 hiện vật, phần lớn là những tác phẩm từ niên đại VII-VIII và từ XI-XII.

Thần Shiva - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Thần Shiva - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

Vishnu - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
ThầnVishnu - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

PHÒNG MỸ SƠN:

Thánh Địa Mỹ Sơn là một trung tâm tín ngưỡng của vương quốc Chăm Pa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có 70 ngôi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần Shiva. Phòng Mỹ Sơn là một khu trưng bày thu nhỏ của di sản văn hóa "Thánh địa Mỹ Sơn" tại Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm, hiện tại đang trưng bày 18 tác phẩm, được chia thành 3 nhóm hiện vật: nhóm hiện vật trong tháp chính, nhóm hiện vật ở tháp phụ và nhóm hiện vật trang trí ở trán cửa hoặc trên tường tháp.

Bia Ký - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Bia Ký - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

PHÒNG ĐÔNG DƯƠNG:

Đông Dương là trung tâm Phật Giáo của vương quốc Chăm Pa, nằm ở đồng bằng cách Mỹ Sơn khoảng 20 km về phía Nam. Là nơi thờ Bồ Tát Lakmindra Lokesvara - một dạng Bồ Tát Quan Thế Âm. Phòng Đông Dương là nơi trưng bày 21 tác phẩm và nổi bất nhất là tượng Bồ Tát Tara - là tượng Phật duy nhất làm từ đồng, thể hiện hóa thân nữ của Bồ Tát Avalokitesvara dưới tên gọi Tara.

Bồ Tát Tara - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Bồ Tát Tara - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Tượng Phật - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Tượng Phật - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

PHÒNG THÁP MẪM - BÌNH ĐỊNH:

Tháp Mẫn nằm ở vùng đất Bình Định, nơi đây còn đọng lại khá nhiều di tích Chăm, tiêu biểu là đền thấp đồ sộ được xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI - XV đến khi trung tâm chính trị của vương quốc Chăm Pa đặt tại đây. Phòng Tháp Mẫm - Bình Định của Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm hiện nay đang trưng bày 67 hiện vật, các tác phẩm về rồng, voi-sư tử, nam thần, nữ thần, vũ nữ,...trong đó nổi bật nhất là tượng thần sáng tạo Brahma được làm bằng đã sa thạch. Ngoài ra còn có đài thở thể hiện tín ngưỡng phồng thực, mẫu hệ.

Đài Thờ - BẢo Tàng Điêu Khắc Chăm
Đài Thờ - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Đản Sinh Brahma - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm
Đản Sinh Brahma - Nguồn Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm

 

Hãy cùng VietAdventure khám phá nét Văn hóa Sa Huỳnh thời cổ đại của vương quốc Chăm Pa tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khắc Chăm nhé !

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm - Nền văn hóa Sa Huỳnh

Chia sẻ: